Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2015

Tết Nhật Bản và Shichifukujin (Bảy Vị Phúc Thần)

Hình ảnh
Vĩnh Sính Người Nhật gọi Tết là  O-shogatsu  ( chính nguyệt ) – ngày lễ lớn nhất trong năm, thường được nghỉ từ 29 tháng 12 cho đến hết ngày 3 tháng 1. Ở Nhật Tết là ngày lễ đầu tiên của rất nhiều tế lễ hội hè và người ta đã vô tình cho rằng Tết là ngày đầu tiên khi mùa Xuân đến, mặc dù nước Nhật đổi từ âm lịch sang dương lịch từ mồng 1 tháng 1 năm 1873 – tức là năm thứ 6 thời Minh Trị. I. Những gì liên hệ với  O-shogatsu  thường có nghĩa là mới nhất, nên từ  O-shogatsu  còn có nghĩa là “đổi mới”. Giờ giao thừa, một-trăm-linh-tám hồi chuông trừ tịch ( joya no kane ) gióng lên từ các ngôi chùa làm người ta quên đi những phiền não trong Năm Cũ để chào mừng Năm Mới. Thiên hạ phần đông đi thăm đền, chùa đầu năm, gọi là “ Hatsumode ” ; người ở vùng Tokyo thường đến  Meiji Jingu  (Minh Trị Thần Cung), đền kỷ niệm Minh Trị Thiên hoàng ở trong thành phố. Để đón Tết, trong nhà người ta thường treo  Origami  (giấy xếp) hình con hạc ( tsur...

Thất Phúc Thần !

Hình ảnh
Thất Phúc Thần  (tiếng Nhật: 七福神= Shichi Fukujin}} là 7 vị thần mang lại may mắn cho người Nhật. Các thần thường là đề tài cho nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ kích cỡ nhỏ netsuke và các loại hình nghệ thuật khác. Mỗi vị thần có một đặc điểm riêng: La Hán Bố Đại  (布袋, Hotei), hiện thân của Phật Di Lặc, vị thần mập mạp vui vẻ mang lại thịnh vượng và sức khỏe. Thọ Lão nhân  (寿老人,  Jurōjin ), thần mang lại sự trường thọ Phúc Lộc Thọ  (福禄寿, Fukurokuju), vị thần của hạnh phúc, phú quý và trường thọ. Bì Sa Môn Thiên  (毘沙門天,  Bishamonten ), thần chiến tranh, hiện thân của thần Ấn Độ Tỳ Sa Môn. Biện Tài Thiên  (弁才天, 弁財天,  Benzaiten ), hiện thân của thần Ấn Độ Saraswati, nữ thần tri thức, nghệ thuật và vẻ đẹp, đặc biệt là âm nhạc Đại Hắc Thiên  (大黑天,  Daikokuten ), hiện thân của thần Ấn Độ Mahākāla, vị thần của giàu có, thương mại và trao đổi. Đại Hắc Thiên và Huệ Bì Thọ thường được thờ cùng n...