Đao Thủ Thuật !

Tại đất nước Trung Hoa và các nước Á Đông chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa như Nhật Bản, Hàn Quốc từ lâu đã sử dụng Ấn Ký rộng rãi trong đời sống và từ đó có nghệ thuật Khắc Ấn, nghệ thuật đó được gọi là Đao Thủ Thuật !
Từ thời cổ đại khi người Trung Hoa sáng tạo ra chữ viết tượng hình, họ đã dùng các vật cứng mũi nhọn để khắc lên gỗ, đá, xương ... chữ viết của họ, sau này là khắc lên đồng và một số kim loại khác, chữ đó được gọi là Kim Văn. Đó có thể nói là khởi nguồn của Đao Thủ Thuật, tuy nhiên đó chỉ là khắc dương bản (Chữ xuôi để đọc) ... tiến thêm một bước nữa, người Trung Hoa tìm ra cách khắc âm bản để làm ra các loại dấu ấn, khắc lên ngọc được gọi là Tỷ, khắc lên kim loại (Thường là đồng) được gọi là Triện, khắc lên gỗ đá được gọi là Ấn, tuy nhiên các cách gọi này cũng được dùng lẫn lộn ... Đến đời Tần khi đại tương Mông Điềm phát minh ra cây bút lông để viết chữ thì nghề khắc chữ dương bản đã suy yếu hẳn vì nó kém thuận lợi hơn so với viết chữ trên vài và sau này là giấy ... Tuy nhiên nghề khắc chữ âm bản lại không mai một, nó càng phát triển hơn và phát triển cao hơn nữa là thành nghề khác mộc bản để in sách (Kinh) hàng loạt với số lượng nhiều, người Hoa cũng là người đầu tiên biết cách khắc rời từng chữ rồi ghép lại để có bản in linh hoạt hơn ... Nghệ thuật khắc ấn được lưu truyền nhiều đời, được gọi là Đao Thủ Thuật (Pháp) cũng được nâng tầm ngang với Thư Pháp, các quý tộc xưa thường khắc ấn ký của mình bằng vật liệu quý như ngọc, ngà voi, gỗ quý ... nó được dùng thay cho chữ ký, hoặc kết hợp với chữ ký thành thương hiệu riêng của mỗi người ! Có những con dấu được lưu truyền qua nhiều thế hệ và trở thành đồ Gia Bảo hoặc quý hơn là Ấn Truyền Quốc ! Nổi tiếng nhất phải kể đến là Bảo Tỷ Truyền Quốc của Tần Thủy Hoàng Đế ... Nó được làm bằng viên ngọc họ Hòa nước Sở nổi tiếng, được đích thân thừa tướng Lý Tư chấp bút và nó có sức mạnh và sức hấp dẫn tựa như một Giang Sơn ...


A Tư Tiểu Khang - www.phongthuy123.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tam Pháp Nhĩ Luân

Thất Phúc Thần !

Tết Nhật Bản và Shichifukujin (Bảy Vị Phúc Thần)