Tam Pháp Nhĩ Luân
Chúng ta thường thấy Hình Tượng này trong rất nhiều kiến trúc, đồ họa Phật Giáo ở khắp nơi trên thế giới, ở Nhật Bản hình tượng này càng phổ biến (Ở Việt Nam vàTrung Hoa còn thấy ở một số trong kiến trúc) ... Có nhiều người nhầm lẫn cho rằng đó là một kiểu vẽ khác của Lưỡng Nghi (Hình Cá Âm Dương) song thực ra đây là hình vẽ biểu tượng cho Ba Nguyên Lý căn bản của Phật Pháp:
1. Vô Thường, Phật từng nói Vạn Vật Trong Vũ Trụ này đều Vô Thường, không có gì là mãi mãi, không có một điều duy nhất không bao giờ thay đổi. Vạn vật hoặc đang sinh ra, hoặc đang phát triển hoặc đang biến mất nhưng tất cả đều không đứng yên tuyệt đối ... Tất cả đều Hư Không.
2. Đau Khổ, Người ta lăn lóc trong luân hồi, càng tìm kiếm thì càng thất vọng. Như một con người, sinh ra bắt đầu khổ ít, càng sống lâu đau khổ càng chồng chất, giờ phút vui vẻ toại ý càng ít dần. Còn Cầu Tìm còn Đau Khổ.
3. Vô Ngã, xuất phát từ Vô Thường (Không có gì tồn tại mãi mãi) và Đau Khổ (Vì không thỏa mãn và càng lúc càng biến hóa vọng tưởng) Đức Thế Tôn đi đến một kết luận là Vô Ngã tức không thật có ta, không có từ thể xác đến linh hồn ... mọi thứ chỉ là giả hợp do hư tâm vọng tưởng mà có ...
Hình Tượng này ngày nay được nhiều Bạn Trẻ Xăm lên mình vì thấy đẹp, thấy hay hay nhưng ít người lại thấm hiểu được Triết Lý sâu xa của nó ... Trên thực thế Ký Hiệu (Linh Phù) này biểu đạt cho sự buông xả, buông mình ... buông người ... Buông Đau Khổ !
A Tư Tiểu Khang - www.phongthuy123.com
Nhận xét
Đăng nhận xét